HĐĐT không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và Cơ quan Thuế cùng khai thác dữ liệu trên một bản HĐĐT duy nhất.
Có. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
HĐĐT có tính bảo mật cao, khách hàng có thể truy nhập nhận hóa đơn nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và diện tích lưu trữ; bảo quản và truy lục dễ dàng, tránh được rủi ro thất thoát, cháy hỏng; thuận tiện cho việc kê khai, nộp thuế, quá trình thanh toán nhanh hơn và góp phần bảo vệ môi trường...
HĐĐT có thể chuyển đổi thành hóa đơn giấy.
- Khách hàng có quyền yêu cầu công ty phát hành hóa đơn chuyển đổi HĐĐT thành hóa đơn giấy trong trường hợp cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa trong quá trình lưu thông hàng hóa, hoặc phục vụ cho mục đích lưu trữ thông tin.
- Công ty phát hành hóa đơn chỉ được phép chuyển đổi HĐĐT một lần duy nhất. Do vậy, nếu khách hàng đã được chuyển đổi từ HĐĐT thành hóa đơn giấy một lần rồi mà khách hàng làm thất lạc thì sẽ không được cấp lại.
1. Tiếp nhận trên Cổng tiếp nhận hóa đơn của bên phát hành (Web, Portal): Mỗi khách hàng sẽ có một tài khoản riêng để truy cập hệ thống
2. Tiếp nhận qua email
3. Tiếp nhận bằng Tool tiếp nhận hóa đơn (được cài đặt trên máy tính của bên nhận hóa đơn)
4. Tích hợp qua Services Hình thức 1 và 2 là hai hình thức tiếp nhận hóa đơn phổ biến, đơn giản, thường được khách hàng chấp nhận.
1. Xem trên máy tính, laptop
2. Xem trên các thiết bị số: Smart Phone, máy tính bảng
- Có kết nối Internet
- Có cài một trong các trình duyệt internet: Internet Explorer, Google chrome, Fire Fox… (ưu tiên sử dụng Chrome)
- Cài đặt chương trình đọc file PDF có thể là Foxit Reader, Adobe Reader
- Xem (view) HĐĐT trên máy tính hoặc thiết bị điện tử
- Tải hóa đơn để thực hiện lưu trữ (lưu dưới dạng file mềm)
- In hóa đơn ra giấy để xem và lưu trữ (lưu ý hóa đơn này chỉ có tính chất lưu trữ thông tin, không có giá trị pháp lý)
Trên bản thể hiện của HĐĐT cũng có đầy đủ nội dung, ngày tháng năm lập và gửi hoá đơn và chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Chữ ký điện tử dùng thay thế cho con dấu công ty.
- Công ty phát hành HĐĐT đã đăng ký sử dụng hình thức HĐĐT với Cơ quan Thuế. Do đó, HĐĐT là một hình thức hóa đơn có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật nên HĐĐT là căn cứ để hạch toán kế toán và kê khai thuế như hóa đơn giấy và được Cơ quan Thuế chấp nhận.
- Căn cứ thông tin trên HĐĐT, số seri hóa đơn, số hóa đơn …. để thực hiện kê khai và quyết toán thuế như đối với hóa đơn giấy trước đây.
Liên hệ với công ty phát hành hóa đơn để xử lý các sai sót của HĐĐT (Thông tin liên hệ tại mục Hỗ trợ/Liên hệ ...trên trang web này).
- Căn cứ vào số Liên: HĐĐT không có trường "Liên"
- HĐĐT có trường thông tin “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HĐĐT” trong trường hợp là Hóa đơn chuyển đổi từ bản điện tử sang bản giấy
- Chữ ký trên HĐĐT là chữ ký số (chữ ký điện tử)
- Công ty phát hành HĐĐT (bên bán): Lưu trữ tập trung và hệ thống HĐĐT cho phép khách hàng có thể truy cập để lấy thông tin bất cứ khi nào khách hàng cần.
- Khách hàng (bên mua): Có thể tự lưu trữ (không bắt buộc).
Đến quầy lễ tân của khu đô thị (đối với cư dân) hoặc sàn Bất động sản (đối với khách mua Bất động sản) để được hỗ trợ chuyển đổi HĐĐT thành hóa đơn giấy
- Tài khoản HĐĐT đều được gửi cho khách hàng đến địa chỉ email khách hàng đăng ký với công ty phát hành hóa đơn.
Ví dụ:
- Khách hàng là cư dân đăng ký địa chỉ email với lễ tân các tòa nhà
- Khách hàng là khách mua Bất động sản đăng ký địa chỉ mail với các sàn giao dịch Bất động sản
Khách hàng chưa có địa chỉ mail, có thể liên hệ trực tiếp với phòng kế toán các công ty phát hành hóa đơn để được cung cấp username, passwword để truy cập HĐĐT.
- Tìm kiếm trong mailbox hoặc spam mail với cụm từ “einvoice” hoặc "einvoice@vingroup.net".
- Nếu vẫn không tìm thấy, truy cập trang https://e-invoice.vingroup.net để tra cứu hóa đơn.
- Hệ thống chỉ gửi email thông báo tài khoản một lần duy nhất tại thời điểm phát hành hóa đơn lần đầu tiên cho khách hàng.
- Thông báo phát hành hóa đơn sẽ được gửi mỗi lần phát hành hóa đơn mới cho khách hàng.
- Hiện tại hệ thống chưa hỗ trợ gửi SMS thông báo đến khách hàng. Chúng tôi đang hoàn thiện để có thể triển khai gửi SMS trong thời gian sớm nhất. Đối với khách hàng có đăng ký địa chỉ email, hệ thống sẽ gửi thông báo qua địa chỉ email này.
- Trường hợp khách hàng đã đăng ký địa chỉ email nhưng vẫn không nhận được thông báo, vui lòng liên hệ đến số điện thoại hỗ trợ trên trang web ở mục Hỗ trợ/Liên hệ/Chọn số liên lạc của công ty phát hành hóa đơn. KH cung cấp lại địa chỉ email để đối chiếu với dữ liệu trên hệ thống:
+ Trường hợp email đã đúng: người nhận thông tin từ KH cần yêu cầu IT kiểm tra lại hệ thống.
+ Trường hợp email sai: người nhận thông tin cần sửa thông tin, cập nhật lại thông tin khách hàng lên hệ thống HĐĐT, sau đó yêu cầu khách hàng thực hiện các thao tác như câu hỏi #25 ở dưới
Đối với khách hàng không sử dụng email, vui lòng liên lạc với số điện thoại tại mục Hỗ trợ/Liên hệ trên trang web để được hướng dẫn.
Để thực hiện tra cứu hóa đơn theo mã tra cứu trên nội dung email thông báo phát hành hóa đơn, khách hàng truy cập vào đường link mà hệ thống gửi hoặc thao tác như sau:
- Khách hàng truy cập trang web: https://e-invoice.vingroup.net/ bằng trình duyệt web (Chrome, Firefox...).
- Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí menu "Tra cứu hóa đơn" trang web sẽ hiện lên mục "Tra cứu hóa đơn theo mã tra cứu", khách hàng nhấn chuột vào đó.
- Tại màn hình tra cứu hóa đơn khách hàng nhập mã tra cứu và chọn đúng Tên công ty, sau đó chọn "Tìm kiếm".
- Khách hàng truy cập theo đường link https://e-invoice.vingroup.net/. Tại vùng nhập thông tin đăng nhập khách hàng nhập các thông tin như sau:
- Tên công ty: Chọn đúng tên công ty phát hành hóa đơn (là tên công ty ký hợp đồng với khách hàng)
- Tài khoản và mật khẩu bảo vệ: Nhập đúng thông tin trong nội dung email thông báo tài khoản (lưu ý phân biệt chữ hoa, chữ thường)
- Xác nhận: Nhập kết quả của phép tính
- Sau đó ấn đăng nhập
Trường hợp khách hàng chưa biết thông tin về username và password, vui lòng liên hệ với số liên lạc ở trang web, mục Hỗ trợ/Liên hệ/Chọn số liên lạc của công ty ký hợp đồng với mình để được hướng dẫn.
Khách hàng nhận được email thông báo tài khoản nhưng không đăng nhập được do một số nguyên nhân sau:
- Chọn sai tên công ty
- Copy tài khoản và mật khẩu bảo vệ từ email dẫn đến thừa ký tự trắng phía sau
- Nhập sai mã xác nhận (Nhập nguyên cả phép tính thay vì nhập kết quả)
Nếu đã thao tác đúng mà vẫn không truy cập được, vui lòng liên hệ ở mục Hỗ trợ/Liên hệ để được hướng dẫn.
Trường hợp tài khoản bị khóa do đăng nhập sai nhiều lần, khách hàng thao tác các bước như sau:
- Khách hàng truy cập theo đường link https://e-invoice.vingroup.net/. Tại vùng nhập thông tin đăng nhập khách hàng chọn "Quên mật khẩu".
- Tại vùng nhập thông tin lấy lại mật khẩu, khách hàng nhập các thông tin sau:
+ Tên đăng nhập: Nhập đúng thông tin trong nội dung email thông báo tài khoản (lưu ý phân biệt chữ hoa, chữ thường)
+ Tên công ty: Chọn đúng tên công ty phát hành hóa đơn
+ Nhập mã xác nhận: Nhập kết quả của phép tính phía trên
- Sau đó ấn "Lấy lại mật khẩu": Khi đó hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo tài khoản cho khách hàng với mật khẩu mới.
Tương tự với trường hợp câu hỏi #25.
Khách hàng không nhận được thông báo về tài khoản HĐĐT trong các trường hợp sau:
- Hệ thống chỉ gửi email thông báo tài khoản một lần duy nhất tại thời điểm phát hành HĐĐT đầu tiên cho khách hàng. Tại thời điểm đó khách hàng chưa đăng ký địa chỉ email với công ty phát hành hóa đơn dẫn đến hệ thống không gửi email thông báo tài khoản đến khách hàng.
- Thông tin email khách hàng đăng ký không chính xác, hoặc chưa đăng ký.
- Hệ thống lỗi không gửi email cho khách hàng.
- Kế toán chưa phát hành hóa đơn cho khách hàng.
Trong trường hợp này, khách hàng cần liên hệ với bộ phận kế toán các công ty phát hành hóa đơn tại mục Hỗ trợ/Liên hệ để được hướng dẫn.
- Khách hàng lọc sai điều kiện ngày tháng tìm kiếm.
- Kế toán chưa phát hành hóa đơn cho khách hàng.
Vui lòng liên lạc ở mục Hỗ trợ/Liên hệ để được hướng dẫn.
Trường hợp khách thuê không bàn giao lại Username và password HĐĐT cho chủ hộ khi hết hạn hợp đồng thuê, khách hàng xử lý như sau:
- Liên hệ quầy lễ tân tòa nhà để xác minh và đăng ký lại địa chỉ email nhận HĐĐT.
- Đợi lễ tân thông báo hoàn thành việc thay đổi thông tin email trên HĐĐT và cung cấp tên đăng nhập.
- Thao tác thực hiện lấy lại mật khẩu như nội dung câu hỏi #25.
Đối với trường hợp thông tin của khách hàng KH trên HĐĐT không đúng, khách hàng cần liên hệ với bộ phận kế toán của công ty công ty phát hành hóa đơn để xử lý.
Với mong muốn mang đến sự thuận tiện cho khách hàng trong việc quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, sử dụng hóa đơn, thực hiện các giao dịch liên quan, công ty Vinhomes quyết định chuyển đổi hình thức hóa đơn bằng giấy như trước đây sang hình thức HĐĐT kể từ kỳ thanh toán tháng 4/2016, do đó sẽ không còn hình thức hóa đơn giấy nữa.
Mặc dù chữ ký điện tử đã được đăng ký nhưng các quy định hiện hành chưa quy định về việc phải hiển thị thông tin này trên HĐĐT.
Hóa đơn thật là hóa đơn có chữ ký điện tử và được phát hành, truy cập từ trang web của Tập đoàn Vingroup.
Không khác biệt.
HĐĐT đã phát hành không chỉnh sửa được, phải làm Biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ ký của khách hàng và công ty phát hành hóa đơn. Do vậy, nếu khách hàng có yêu cầu điều chỉnh hóa đơn, khách hàng cần liên hệ với Bộ phận kế toán của công ty phát hành hóa đơn đó.
HĐĐT có thể tải và xem nhiều lần.
Để đảm bảo chạy ổn định với số lượng khách hàng truy cập lớn, hệ thống không cho phép hiển thị tất cả danh sách hóa đơn của khách hàng.
Hệ thống không cho phép in trực tiếp từ màn hình xem hóa đơn trên trang HĐĐT. Khách hàng cần tải hóa đơn dưới dạng pdf từ trang HĐĐT về máy mình rồi mới in được.
Hệ thống HĐĐT của Tập đoàn Vingroup là hệ thống tập trung áp dụng cho nhiều công ty phát hành hóa đơn trong Tập đoàn Vingroup sử dụng, vì vậy việc mặc định công ty là không khả thi. Khách hàng cần kiểm tra tên chính xác của công ty phát hành hóa đơn trên hợp đồng đã ký và lựa chọn đúng công ty phát hành hóa đơn thì mới xem được hóa đơn của mình.
Khi khách hàng có nhu cầu chuyển đổi HĐĐT ra hóa đơn giấy để phục vụ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa với các cơ quan chức năng, công ty phát hành HĐĐT có nghĩa vụ đóng dấu đỏ vào mục công ty chuyển đổi và chỉ thực hiện chuyển đổi một lần duy nhất. Trường hợp khách hàng chỉ in với mục đích lưu trữ, mà không cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa với các cơ quan chức năng thì khách hàng chỉ cần in bản có chữ ký điện tử mà không cần đóng dấu đỏ.
- Hóa đơn xuất khẩu
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm...
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng...
HĐĐT được Bộ Tài chính chấp nhận là hóa đơn hợp lệ theo quy định của Nhà nước khi tuân thủ Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày ngày 14/03/2011 Hướng dẫn về khởi tạo phát hành và sử dụng HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các quy định hiện hành khác có liên quan.
- Với HĐĐT số dòng có thể tự tăng lên tùy theo số lượng hàng hóa sản phẩm có trên hóa đơn và có chữ ký điện tử ký trên toàn bộ file hóa đơn, đảm bảo được tính pháp lý mà không cần lập nhiều hóa đơn liên tiếp hoặc đính kèm bảng kê.
- HĐĐT chỉ có 1 số hóa đơn nhưng là hóa đơn gồm nhiều trang.